Như chúng ta đã biết, hiên tại số lượng xe ô tô ngày càng tăng cao, đặc biệt các khu trung tâm của các thành phố lớn, như: Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Đà Nẵng, Tp Hải Phòng… Việc thiếu chỗ đỗ xe đã trở thành vấn nạn của xã hội, mất an toàn giao thông và ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tình trạng kẹt xe tại các thành phố lớn tại Việt Nam
Ngoài sức ép của nhu cầu đỗ xe của khách hàng,chủ đầu tư còn phải chịu sức ép của cơ quan ban ngành về việc đảm bảo số chỗ đỗ xe đạt quy định của nhà nước.
Như theo “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NHÀ CHUNG CƯ” số QCVN 04:2019/BXD được ban hành theo thông tư số 21/2019/TT-BXD có quy định rõ: Chỗ để xe (bao gồm xe ô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), xe đạp). Cụ thể,
► Đối với chỗ để xe của nhà chung cư, phần căn hộ trong nhà chung cư hỗn hợp phải tính toán đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải nằm trong phần diện tích của dự án đã được phê duyệt; phải bố trí khu vực để ô tô riêng với xe máy, xe đạp.
- Diện tích chỗ để xe (bao gồm đường nội bộ trong gara/bãi để xe) tối thiểu là 25m2 cho 4 căn hộ chung cư, nhưng không nhỏ hơn 20m2 cho 100m2 diện tích sử dụng căn hộ chung cư, trong đó đảm bảo tối thiểu 6m2 chỗ để xe máy, xe đạp cho mỗi căn hộ chung cư.
- Nhà ở xã hội, tái định cư và nhà ở thu nhập thấp: diện tích chỗ để xe được phép lấy bằng 60% định mức quy định tại khoản b) của điều này đồng thời đảm bảo tối thiểu 6m2 chỗ để xe máy, xe đạp cho mỗi căn hộ chung cư.
Chỗ để xe sử dụng gara cơ khí hoặc tự động (gọi chung là gara cơ khí) thì cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ chung cư phải có tối thiểu 12m2 diện tích chỗ để xe trong gara (đối với gara cơ khí nhiều tầng thì diện tích chỗ để xe được nhân với số tầng của gara cơ khí). Đường giao thông dẫn vào gara cơ khí phù hợp với công nghệ của gara cơ khí và phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.
► Đối với diện tích chỗ để xe (bao gồm đường nội bộ trong gara/bãi để xe) của phần căn hộ lưu trú và phần văn phòng kết hợp lưu trú trong nhà chung cư hỗn hợp phải tính toán đảm bảo tối thiểu 20m2 cho 160m2 diện tích sử dụng căn hộ lưu trú và phần văn phòng kết hợp lưu trú; Phải nằm trong phần diện tích của dự án đã được phê duyệt.
► Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải có chỗ để xe của người khuyết tật. Vị trí và số lượng tính toán chỗ đỗ xe của người khuyết tật tuân thủ QCVN 10:2014/BXD.
Chúng ta có thể thấy, việc gia tăng vị trí đỗ xe đã là nhiệm vụ bắt buộc của chủ đầu tư. Vậy, phương án để gia tăng vị trí đỗ xe mà chủ đầu tư hay các đơn vị tư vấn đầu tư đang sử dụng là gì?
Đây quả thực là một câu hỏi rất khó, nghe qua là đã tốn rất nhiều tiền rồi. Có nhiều Phương án để đảm bảo tiêu chuẩn chỗ đỗ, nhưng chủ yếu, chủ đầu tư thường lựa chọn 2 phương án sau:
- Phương án 1:Đào thêm tầng hầm để đỗ xe
- Phương án 2:Chuyển đổi công năng của các tầng nổi (thường là tầng 1,2,3,4,5) làm tầng đỗ xe
Với 2 phương án trên, chủ đầu tư đều mất đi một khoảng lợi nhuận rất lớn, do phải tăng chi phí xây dựng.
Như chúng ta đã biết, việc xây dựng một tầng hầm sẽ tốn kém gấp đôi so với xây dựng một tầng nổi, và càng đào sâu xuống thì chi phí càng cao hơn.
Nếu sử dụng tầng nổi để đỗ xe thì sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với đào thêm hầm, tuy nhiên sẽ giảm đi công năng chính của tòa nhà, ví dụ như: căn hộ, văn phòng, kiot …, mà những công năng này mới chính là thứ phát sinh doanh thu cho chủ đầu tư.
Trong khi đó, chiều cao của một tòa nhà cũng đều có giới hạn, được quy định và cấp phép bởi cơ quan ban ngành, chứ không phải tùy tiện, thích xây cao bao nhiêu cũng được.
“Tối ưu hóa doanh thu, giảm tối đa chi phí đầu tư”
Đó cũng là câu hỏi mà rất nhiều chủ đầu tư, rất nhiều đơn vị tư vấn thiết kế – đầu tư đã hỏi chúng tôi.
Và để giải được bài toán trên, chúng tôi xin phép đề xuất Phương án thay đổi cách đỗ xe thông thường (đỗ trực tiếp trên sàn bê tông) sang đỗ xe trên hệ thống đỗ xe thông minh(hay còn gọi là đỗ xe cơ khí, đỗ xe công nghệ, đỗ xe tự động…)
Hệ thống đỗ xe thông minh là gì?
Hệ thống đỗ xe thông minh là hệ thống sử dụng các sàn cơ khí để đỗ xe, việc vận chuyển xe đến các tầng và các vị trí đỗ xe được thực hiện bằng các hệ thống nâng hạ tự động.
Lái xe chỉ việc di chuyển xe đến pallet đỗ xe hoặc khoang cabin của thang nâng ô tô. Hệ thống sẽ tự động sắp xếp vị trí đỗ xe.
Hệ thống đỗ xe thông minh tối ưu hóa doanh thu và giảm tối đa chi phí dự án như thế nào?
- Theo QCVN 04:2019/BXD, đối với tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 2,0m.
- Thông thường với chiều cao thông thủy này cùng với chiều cao của hệ thống ME, tầng hầm B1 sẽ có tổng chiều cao khoảng 3.9m, tầng hầm B2 và B3 sẽ có tổng chiều cao khoảng 6.6m. Vậy chủ đầu tư phải đào sâu 10.5m (chưa kể bề dày sàn bê tông) mới có thể đỗ được 3 tầng đỗ xe.
- Nhưng nếu chủ đầu tư chỉ việc xây dựng một tầng hầm có chiều cao khoảng 7.2m, sau khi trừ đi chiều cao của hệ thống ME, thì tầng hầm còn lại khoảng 6.9m. Với chiều cao 6.9m, chúng ta có thể hoàn toàn lắp đặt được hệ thống đỗ xe thông minh với 3 tầng đỗ xe.
Cũng với vấn đề này, tôi đã đến và gặp một chuyên gia về đầu tư xây dựng bất động sản. Anh ấy cũng là khách hàng và đã đầu tư hệ thống đỗ xe thông minh của ETEK. Anh ấy đã cho tôi một câu trả lời xác đáng.
Cụ thể, thoạt nhìn, khi chủ đầu tư xây dựng tầng hầm và sử dụng hệ thống đỗ xe tự động trong hầm, chủ đầu tư sẽ phải mất chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa. Và chi phí này sẽ kéo dài tối đa đến 50 năm. Và tất nhiên, nó sẽ là một khoảng chi phí rất lớn, cũng không thua kém gì so với chi phí xây dựng tầng hầm bê tông để khai thác đỗ xe.
Nhưng nếu tính kỹ hơn, việc chi trả cho chi phí vận hành, bảo dưỡng sẽ diễn ra trong thời gian rất dài, mỗi năm một ít. Còn nếu xây dựng tầng hầm bê tông, thì chủ đầu tư phải bỏ ngay số tiền lớn như thế trong quá trình xây dựng. Lúc đó sẽ mất đi một lượng tiền lớn để quay vòng vốn.
Không những thế, cái lỗi lo về chi phí vận hành này đối với chủ đầu tư chỉ duy trì trong 2 đến 3 năm, sau 2 đến 3 năm thì chủ đầu tư cũng phải bàn giao lại cho cư dân, cho ban quản trị tòa nhà.
Và lúc này, chi phí duy tu bảo dưỡng đó thì liệu chủ đầu tư có còn phải lo nữa không ? Vậy với Phương án nào lợi hơn, chắc các bạn cũng đã rõ.
Gia tăng tính năng an toàn cho hệ thống, ví dụ như: Tự động báo lỗi của hệ thống đến trung tâm kỹ thuật, cảnh báo lỗi bằng giọng nói tiếng Việt thay cho tiếng còi u oắt, ngăn chặn xe không phù hợp cố tình đỗ vào hệ thống, tự động dừng hệ thống khi phát hiện người hoặc động vật xâm nhập, tự động dừng hệ thống khi xe vượt quá trọng tải hoặc kích thước.
Không những vậy, chúng tôi áp dụng phương thức triển khai lắp đặt và quản lý dự án theo cách mà người Nhật đang làm, chúng tôi đã và đang mang lại sự tin tưởng của chủ đầu tư khó tính nhất.
Bằng chứng là các dự án chúng tôi đã triển khai đều đúng tiến độ và chất lượng hoàn toàn ổn định theo đúng kỳ vọng của chủ đầu như, ví dụ như:
- Hệ thống đỗ xe tự động tại dự án Hateco Laroma Chùa Láng với 218 vị trí đỗ xe
- Hệ thống đỗ xe tự động tại tòa nhà hội sở Vietcombank 11 Láng Hạ với 83 vị trí đỗ xe
- Hệ thống đỗ xe tự động tại tòa nhà Golden King Quận 7 với 160 vị trí đỗ xe
- Hệ thống đỗ xe tự động tại khu tổ hợp Vinhomes Symphony Long Biên với 910 vị trí đỗ xe
- Và rất nhiều dự án có chỗ đỗ xe từ 25 đến 100 vị trí đỗ khác như SHB Đà Nẵng, Mornachy, Leadvisors, NHS 47 Cát Linh, An Quý Hưng Riverside, Sunshine Riverside, Khách sạn 125 Trúc Bạch …, trải dài từ Bắc vào Nam tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
Chúng tôi sẵn sàng nhận viết lại chương trình điều khiển của hệ thống đỗ xe tự động của các hãng khác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã lắp đặt tại Việt Nam với giá rất Việt Nam.